Hệ Thụy Sĩ Là Gì? Phương Pháp Tổ Chức Thi Đấu Cờ Vua Tiêu Chuẩn Quốc Tế

Hệ Thụy Sĩ trong Cờ Vua

Hơn 500 giải đấu Cờ vua cao cấp đã sử dụng Hệ Thụy Sĩ để bốc thăm lượt thi đấu. Vậy Hệ Thụy Sĩ là gì? Nếu bạn không biết nhiều phương pháp tổ chức trận thi đấu cờ vua nhưng vẫn muốn đảm bảo tính công bằng thì Hệ Thụy Sĩ là lựa chọn tuyệt vời và phù hợp cho mọi trận đấu. Hệ Thụy Sĩ là cách chia cặp thông dụng trong các giải đấu quần chúng cho bộ môn Cờ vua, dành cho các trận đấu với bất kỳ số lượng đấu thủ là bao nhiêu và một số lượt đấu không quá lớn.
Với sự phát triển của các giải đấu hiện nay, Hệ Thụy Sĩ hay còn gọi là hệ thống Đại tuần hoàn đã trở thành một hình thức chia cặp phổ biến trên toàn cầu dành cho các môn cờ. Tất cả các giải từ lớn đến nhỏ, số đấu thủ khoảng 10 người trở lên đến hàng trăm người đều có thể sử dụng Hệ Thụy Sĩ như một cách chia cặp thi đấu rất hiệu quả. Hiện nay có rất nhiều phần mềm bốc thăm chuyên dụng, đa phần Ban Trọng tài của các giải đấu tại Việt Nam thường sử dụng phần mềm Swiss-manager để chọn cặp theo cách bốc thăm này.
Mặc dù tiện lợi là thế nhưng để tránh những thắc mắc, những câu chuyện khó giải thích trong lúc dùng phần mềm bốc thăm thì Ban Trọng tài cũng như người chơi phải hiểu rõ nguyên lý bốc thăm của cách chia này.Hệ Thụy Sĩ - Phương Pháp Tổ Chức Thi Đấu Cờ Vua Tiêu Chuẩn Quốc Tế

Nguyên tắc của Hệ Thụy Sĩ trong cờ vua

Do có nhiều nguyên tắc trong cách chia cặp và bốc thăm chọn cặp, Hệ Thụy Sĩ cần Ban Trọng tài phải cực kỳ khéo léo và suy nghĩ kỹ càng. Tổng số vòng thi trong Hệ Thụy Sĩ thường tối thiểu là 6 vòng và tối đa 15 vòng. Nếu có điều kiện thời gian thi đấu thoải mái thì nên chia số vòng lớn hơn và nhiều bảng hơn để đảm bảo tính công bằng. Khi sử dụng hình thức này thì ván cờ phải được kết thúc trong một buổi chứ Ban tổ chức không được phép hoãn trận đấu.

Nguyên tắc cơ bản của Hẹ Thụy Sĩ

Trước khi vòng đấu diễn ra, người chơi phải được biết trước số ván đấu trong một giải và hai đối thủ không được gặp nhau quá một lần. Trong trường hợp bốc thăm xảy ra 2 đấu thủ gặp nhau lần 2 thì kết quả lần bốc thăm này không có giá trị và bốc thăm lại để lựa chọn đối thủ khác không trùng lặp. Vì không có quy định về số người tham gia là chẵn hay lẻ nên nếu giải đấu có số người tham gia là số lẻ thì người lẻ đó sẽ được miễn thi đấu. Và nếu người chơi đã được nhận điểm từ người bỏ cuộc sẽ phải thi đấu ở ván tiếp theo chứ không được miễn đấu nữa.

Nguyên tắc chung trong Hệ Thụy Sĩ

Một người chơi được xếp cặp với các người chơi khác có cùng một nhóm điểm hoặc có gần bằng nhau về số điểm và được xác định qua bốc thăm. Hiệu số lần của người tham gia cầm quân Đen và quân Trắng sẽ không được ít hơn -2 và lớn hơn 2. Với một người chơi đã cầm quân Trắng ở ván này thì sẽ phải cầm quân Đen ở ván sau và Ban Trọng tài phải chia để không có người chơi nào được cầm một màu quân ở 3 ván liên tiếp. Tuy nhiên trong trường hợp ngoại lệ thì Ban Trọng tài vẫn có thể chia cặp quân Đen và quân Trắng vượt quá nguyên tắc này ở vòng cuối giải đấu.

Nguyên tắc chi tiết của Hệ Thụy Sĩ

Khi bắt đầu Ban tổ chức xác định số thứ tự cho mỗi người chơi. Và con số này có tác dụng phân biệt trong mỗi vòng đấu như số 1 gặp số 2 hay số 3 gặp số 4,… và số nào nhỏ hơn sẽ cầm quân Trắng. Nhưng ở các vòng đấu sau khi bốc thăm theo số điểm bằng nhau hoặc gần bằng nhau thì số thứ tự này không còn quan trọng nữa.
Mỗi người chơi được Ban tổ chức cho sẵn thẻ thi đấu do Ban Trọng tài theo dõi ghi lại lúc bốc thăm và khi kết thúc trận đấu. Sau mỗi vòng, số thẻ nào có cùng số điểm sẽ được sắp xếp vào một nhóm để bốc thăm cho vòng thi tiếp theo. Sau vòng 1 có nhóm 0 điểm, nhóm 0.5 điểm và nhóm 1 điểm; sau vòng 2 thì số nhóm có thể tăng lên thành 5 nhóm;… Để đảm bảo tính công bằng cho giải đấu, quyền cầm quân Trắng của mỗi đấu thủ được chia theo số thẻ trong mỗi nhóm và được phân theo mỗi trường hợp.Nguyên tắc của Hệ Thụy Sĩ trong cờ vua

Trường hợp 1: Sau số vòng đều lẻ như 1 vòng, 3 vòng, 5 vòng,…

Ban Trọng tài sẽ chia thẻ của các đối thủ cầm quân Đen liên tiếp ở 2 ván cuối cùng hay các thẻ có số ván cầm quân Trắng ít hơn hoặc cầm quân Đen ít hơn.

Trường hợp 2: Số vòng đấu chẵn như 2 vòng, 4 vòng, 6 vòng,…

Quân Trắng sẽ được chia cho thẻ của các đấu thủ có số ván cầm quân Đen lớn hơn hoặc 2 ván cuối cùng đều cầm quân Đen. Ngoài ra, Ban Trọng tài có thể chia quân Trắng cho thẻ có số ván cầm quân Đen và quân Trắng giống nhau nhưng ván cuối cùng cầm quân Đen.

Ưu nhược điểm của Hệ Thụy Sĩ

Hệ Thụy Sĩ có ưu điểm lớn nhất là không bị giới hạn người tham dự. Ngoài ra, hình thức này cũng đảm bảo được tính công bằng cho mỗi đấu thủ tham gia. Theo nguyên lý cơ bản, người dẫn đầu sẽ được gặp hầu hết các đối thủ mạnh nhất của giải đó, vậy nên tính hấp dẫn là rất cao và thu hút được nhiều người xem.
Tuy có các ưu điểm nhưng Hệ Thụy Sĩ cũng có những nhược điểm về số lần đi trước của các đấu thủ có thể bị chênh lệch. Các đấu thủ được sắp xếp cặp qua kết quả bốc thăm nên khó tránh khỏi một số trường hợp ngẫu nhiên.Ưu nhược điểm của Hệ Thụy Sĩ

Các nhà vô địch thi đấu theo Hệ Thụy Sĩ tại Việt Nam

Với 7 ván Hệ Thụy Sĩ, tại thành phố Hồ Chí Minh đã có Nguyễn Đức Hòa và Nguyễn Thị Mai Hưng vô địch vào năm 2013. Ở 9 ván Hệ Thuỵ Sĩ tại Cần Thơ có Nguyễn Đức Hòa và Phạm Lê Thảo Nguyên vào năm 2012, tại Huế có Nguyễn Anh Khôi và Hoàng Thị Bảo Trâm vào năm 2016. Còn 11 ván Hệ Thụy Sĩ tại thủ đô Hà Nội có Trần Tuấn Minh và Hoàn Thị Bảo Trâm vào năm 2017.
Ngoài ra, những nhà vô địch này được nhắc tên trong nhiều giải khác như Nguyễn Đức Hoàn là nhà vô địch tại Đà Lạt với 11 ván Hệ Thụy Sĩ hoặc với 9 ván Hệ Thụy Sĩ Nguyễn Anh Khôi đã là nhà vô địch tại Bắc Giang vào năm 2019 hay Phạm Lê Thảo Nguyên đã vô địch tại thành phố Hồ Chí Minh.Các nhà vô địch thi đấu theo Hệ Thụy Sĩ tại Việt Nam

Các nhà vô địch cờ vua của Việt Nam

2006Đồng ThápNguyễn Anh Dũng (Quảng Ninh)Lê Kiều Thiên Kim (TP Hồ Chí Minh)11 ván Thụy Sĩ / top bốn loại trực tiếp
2007HuếLê Quang Liêm (TP Hồ Chí Minh)Lê Kiều Thiên Kim (TP Hồ Chí Minh) (4)9 ván Thụy Sĩ / top bốn loại trực tiếp
2008Đà LạtNguyễn Văn Huy (Bắc Ninh)Phạm Lê Thảo Nguyên (Cần Thơ)
2009Hà NộiBùi Vinh (Hà Nội)Lê Thanh Tú (Ninh Bình)
2010TP Hồ Chí MinhLê Quang Liêm (Thành phố Hồ Chí Minh)Hoàng Thị Bảo Trâm (Thừa Thiên – Huế)
2011Đà LạtĐào Thiên Hải (Thành phố Hồ Chí Minh)Nguyễn Thị Mai Hưng (Bắc Giang)
2012Cần ThơNguyễn Đức Hòa (Cần Thơ)Phạm Lê Thảo Nguyên (Cần Thơ)9 ván Thụy Sĩ / top tám loại trực tiếp
2013TP Hồ Chí MinhNguyễn Đức Hòa (Kiên Giang)Nguyễn Thị Mai Hưng (Bắc Giang)7 ván Thụy Sĩ / top tám loại trực tiếp
2014Đà LạtNguyễn Đức Hòa (Kiên Giang)Hoàng Thị Như Ý (Bắc Giang)11 ván hệ Thụy Sĩ
2015TP Hồ Chí MinhNguyễn Văn Huy (Hà Nội)Hoàng Thị Bảo Trâm (Hà Nội)
2016HuếNguyễn Anh Khôi (TP Hồ Chí Minh)Hoàng Thị Bảo Trâm (TP Hồ Chí Minh)9 ván hệ Thụy Sĩ
2017Hà NộiTrần Tuấn Minh (Hà Nội)Hoàng Thị Bảo Trâm (TP Hồ Chí Minh)11 ván hệ Thụy Sĩ
2018TP Hồ Chí MinhTrần Tuấn Minh (Hà Nội)Hoàng Thị Bảo Trâm (TP Hồ Chí Minh)9 ván hệ Thụy Sĩ
2019Bắc GiangNguyễn Anh Khôi (TP Hồ Chí Minh)Phạm Lê Thảo Nguyên (Cần Thơ)
2020Hà NộiLê Tuấn Minh (Hà Nội)Lương Phương Hạnh (Bình Dương)
2021TP Hồ Chí MinhTrần Tuấn Minh (Hà Nội) Phạm Lê Thảo Nguyên (Cần Thơ)