Garry Kasparov | Người Thống Trị Cờ Vua Thế Giới Trong 2 Thập Kỉ

Garry Kasparov

Cho đến ngày nay, trong giới cờ vua khi nhắc tới Garry Kasparov ai cũng vẫn nhớ tới ông giống như một huyền thoại với những thế cờ “Long Trời Lở Đất”. Kasparov nắm giữ kỉ lục về số lần vô địch giải chuyên nghiệp và Oscar Cờ Vua. Không chỉ là một cựu vô địch cờ vua thế giới ông còn là nhà văn, nhà hoạt động chính trị, nhà bình luận. Tuy nhiên những dấu mốc quan trọng và những thành tích mà ông đã đạt được thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng Cờ Vua Cao Cấp tìm hiểu kĩ hơn về đại kiện tướng Kasparov trong nội dung bài viết dưới đây.

Tiểu sử về Garry Kasparov?

 Tên đầy đủ: Garry Kimovich Kasparov
 Ngày sinh: 13 tháng 4 năm 1963
 Quốc tịch: Nga
 Danh hiệu: Grandmaster (Đại kiện tướng)
 ELO: 2812
 ELO cao nhất: 2851
Garry Kasparov là người gốc Do Thái ông lớn lên ở Liên Xô (nay là Liên Bang Nga). Cha của ông là kỹ sư còn mẹ là một chuyên gia trong lĩnh vực tự động hóa. Cha mẹ của ông chính là người đã cổ động và truyền cảm hứng cho ông chơi cờ vua từ khi còn rất nhỏ. Cũng dễ hiểu vì sao ông lại đạt được những thành tựu to lớn đến thế, ông là người gốc Do Thái nổi tiếng là thông minh nhất thế giới.
Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã được đào tạo cờ vua một cách bài bản trong hệ thống của Liên Xô. Đây cũng chính là bước đệm nòng cốt để giúp ông trở thành đại kiện tướng quốc tế nắm giữ nhiều danh hiệu. Vào năm 1999, ông nắm giữ kỉ lục là người sở hữu điểm số ELO cao nhất thế giới với 2851 điểm.
Câu chuyện về đời tư của ông cũng được rất nhiều người hâm mộ quan tâm. Garry Kasparov có đến ba người vợ. Người vợ đầu tiên của ông là Masha giữa hai người không có con chung. Người thứ hai là Yulia, hai người đã ly hôn vào năm 2005 và có một cậu con trai chung. Người cuối cùng là Daria (Dasha) cũng là vợ hiện tại của ông, Daria và Garry Kasparov có với nhau 2 người con: con gái sinh năm 2006 và cậu con trai sinh năm 2015.Tiểu sử Garry Kasparov

Phong cách chơi cờ đỉnh cao của Garry Kasparov?

Garry Kasparov có phong cách chơi cờ hết sức đặc biệt, cách chơi tấn công của ông được nhiều người so sánh với Alekhine. Ông từng chia sẻ phong cách chơi cờ của mình bị ảnh hưởng bởi hai kì thụ khác đó là Tal và Fische. Đại kiện tướng Kramnik đã từng phản đối rằng: “Sức học của Garry Kasparov không ai sánh kịp”, ông còn nói thêm “Không có gì trong cờ vua mà ông không thể đối phó được”.
Theo lời của Magnus Carlsen-một học trò của Kasparov được ông huấn luyện (2009-2010) chia sẻ về người thầy của mình: “Tôi chưa bao giờ thấy ai có cảm giác như vậy về sự năng động ở những vị trí phức tạp. Garry Kimovich Kasparov được biết đến với sự chuẩn bị mở rộng và chơi tích cực trong mỗi trận mở màn”.Phong cách chơi đỉnh cao Garry Kasparov

Sự nghiệp thi đấu của Garry Kasparov

Là một trong số những “Thần cờ” có chỉ số ELO cao nhất trên thế giới, những trận đấu độc nhất vô nhị của ông khiến làng cờ thể giới không khỏi chao đảo, với những màn đối đầu nảy lửa và vô cùng căng thẳng.

Bắt đầu sự nghiệp

– Năm lên 10 tuổi, ông được gia đình bắt đầu cho theo học trong trường cờ vua của nhà cựu vô định thế giới Mihail Botvinnick. Năm 15 tuổi, ông đã trở thành trợ lí của Botvinnick.
– Vào năm 1975, trong buổi biểu diễn chơi cờ có sự góp mặt của nhà vô địch thế giới môn cờ vua là Anatoly Karpov, Garry Kasparov đã thi đấu và đạt được kết quả hòa trước kì thủ này.
– Năm 1976, ông xuất sắc giành chức vô địch cờ vua Liên Xô.
– Năm 1978, Garry Kasparov đã giành được giải cờ vua tưởng nhớ Sokolsky ở Minsk, nhận danh hiệu kiện tướng thể thao môn cờ vua.
– Năm 1980, ông trở thành đại kiện tướng trẻ nhất trên thế giới nhờ dành chức vô địch cờ vua thiếu niên thế giới được tổ chức tại Dortmund và tốt nghiệp trung học danh hiệu huy chương vàng.
– Năm 1981, Kasparov đã chính thức vô địch Liên Xô ở bộ môn cờ vua, trở thành nhà vô địch trẻ nhất Liên Xô tại thời điểm đó.
– Năm 1984, Kasparov đã xuất sắc đánh bại rất nhiều kì thủ khác để trở thành người đối đầu với đương kim vô địch thế giới Antoly Karpov. Một trận đấu vô cùng căng thẳng và kịch tích nhưng không có hồi kết vì không bên nào thắng được trước 6 ván như luật quy định, cuối cùng trận đấu đã bị hủy.Bắt đầu sự nghiệp Garry Kasparov

20 năm thống trị cờ vua thế giới (1985-2005)

Vào năm 1985, khi đó ông mới 22 tuổi nhưng đã xuất sắc và trở thành kì thủ trẻ nhất giành được chức vô địch thế giới. Kasparov đã nắm ngôi vị vô định thế giới cho tới năm 1993 ông bị bất bại. Trong suốt khoảng thời gian đó FIDE đã để ông thành lập ra hội cờ của riêng mình mang tên PCA. Còn trên danh nghĩa ông đã để tuột mất danh hiệu vô địch thể giới của mình.
Trong giới cờ vua ông luôn là được mọi người đánh giá là số 1 thế giới cho tới khi ông bị Karamnik đánh bại vào năm 2000. Tuy nhiên trên thực tế, ông gần như đã giữ vị trí số một liên tục trong suốt từ năm 1985 đến khi giải nghệ 2005. 2851 là chỉ số ELO cao nhất mà ông từng đạt được và giữ kỉ lục 15 trận toàn thắng.

Các trận đối đầu với máy tính nổi tiếng của Kasparov

Garry Kasparov không chỉ có những trận đấu căng thẳng, kịch tính ngoài đời mà còn khiến mọi người ngưỡng mộ bởi những trận đối đầu với máy tính như những cuộc chiến.
Những cuộc đối đầu với máy tính không hề đơn giản chút nào, mà thực chất nó cuộc đối đầu giữa ông với hang tram trình lập viên và các kì thủ vô địch thế giới.
Vào năm 1989, ông đã đánh bại được một đối thủ máy tính. Sau 7 năm, công ty cho ra mắt dòng máy chơi cờ Deep Blue, đây là dòng máy tính vô cùng nhạy cảm có trí thông minh gấp ngàn lần con người.
Deep Blue có hệ thống dữ liệu chứa tất cả mọi chiêu thức của các kì thủ thế giới khác nhau đã được tích lại trong 100 năm, nó có khả năng tạo ra hàng tram nghìn tùy chọn khác nhau chỉ trong vòng 1 giây. Deep Blue và Kasparov đã có một trận đấu với nhau, ông chỉ để thua một ván và thắng liên tiếp 2 ván, ông đã tìm ra quy luật các bước đi và vô hiệu hóa Deep Blue.
Chỉ trong vòng một năm sau, IBM đã phát triển ra sản phẩm Deeper Blue. Tiếp tục 3 năm sau hãng này cho ra sản phẩm mới Deep Junio, có thể đưa ra được 3 triệu nước đi trong vòng 1 giây. Kết quả là Deep Junio và Kasparov đã hòa 3-3.Các trận đối đầu với máy tính nổi tiếng của Kasparov

Garry Kasparov sau khi giải nghệ

Vào tháng 3 năm 2005 Garry Kasparov đã chính thức tuyên bố giải nghệ. Ông chia sẻ với báo chí rằng, ông không tìm được đối thủ nào có thể đối đầu với ông mang cảm giác hồi hộp và căng thẳng khi thi đấu. Ông cũng cần thời gian dành cho gia đình và vợ con của mình.
Những trận đấu tiếp theo của ông chỉ mang tính chất giải trí, thư giãn. Thời gian tiếp theo ông sẽ dành cho gia đình và tham gia vào chính trị của Nga. Sau khi giải nghệ đại kiện tướng thế giới ông trở thành huấn luyện viên của những nhà đương kim vô địch thế giới. Vào năm 2009-2010, Magus Carlsen đã bén duyên với người thầy Kasparov của mình, khoảng thời gian đầu sự hợp tác giữa hai người được giữ bí mật kín kẽ.
Nhờ sự dẫn dắt của người thầy Magus Carlsen đã trở thành người trẻ nhất xếp hạng FIDE với hơn 2800 vào 9/2010, anh đã vươn lên vị trí số 1 thế giới. Tuy nhiên, tới tháng 3/ 2010 Magus Carlsen đã ngừng hợp tác với đại kiện tướng Kasparov. Không lâu sau đó vào tháng 1 năm 2011, ông trở thành huấn luyện viên của đại kiện tướng Hikaru Nakamura người Hoa Kỳ. Năm 2014, ông tham gia tranh cử chức chủ tịch hội đồng FIDE, tuy nhiên cuộc tranh cử đã thất bại.
Ngoài việc làm huấn luyện viên, tham gia tranh cử ông còn tạo quỹ từ thiện. Ông đã thành lập một quỹ từ thiện cho trẻ em nghèo mang tên của mình, nhờ đó mà nhiều trẻ em có tài năng cờ vua có cơ hội được phát triển.Garry Kasparov sau khi giải nghệ

Những thành tích nổi bật mà Garry Kasparov đã đạt được trong sự nghiệp

Garry Kimovich Kasparov đã có một sự nghiệp cờ vua lẫy lừng, với những chiến thắng bất bại trong lịch sử, ông là nhà vô địch thế giới bất bại từ 1985-1993.
Garry Kasparov còn giành được 11 giải Oscar cờ vua qua các năm: 1982, 1983, 1985, 1986, 1987, 1988, 1995, 1996, 1999, 2001 và 2002.
Kasparov giữ kỷ lục lâu nhất với tư cách là kì thủ xếp hạng 1 thế giới từ năm 1986 – 2005. Ngoài ra, Kasparov còn giữ kỷ lục vô địch giải chuyên nghiệp liên tiếp nhiều nhất. Đây thành tích mà kì thủ người Nga đã đạt được trong sự nghiệp của mình:
• Frunze 1981, Giải vô địch Liên Xô, 12½ / 17, đồng hạng nhất;
• Bugojno 1982, 9½ / 13, 1
• Moscow 1982, Interzonal, 10/13, 1;
• Nikšić 1983, 14/11, 1;
• Brussels OHRA 1986, 7½ / 10, 1;
• Brussels SWIFT 1987, 8½ / 11, hòa 1;
• Amsterdam Optiebeurs 1988, ngày 9 tháng 12, ngày 1;
• Tháp Chuông (World Cup) 1988, 11½ / 15, 1;
• Moscow 1988, Giải vô địch Liên Xô, 11½ / 17, đồng hạng 1;
• Tuaavík (World Cup) 1988, 17/11, 1;
• Barcelona (World Cup) 1989, 11/16, hòa 1;
• Skellefteå (World Cup) 1989, 9½ / 15, hòa 1;
• Tilburg 1989, 14/12, 1;
• Belgrade (Đầu tư) 1989, 9½ / 11, 1;
• Linares 1990, ngày 8 tháng 11, ngày 1.