Lịch Sử Cờ Vua | Nguồn Gốc & Những Câu Chuyện Thú Vị Về Cờ Vua

Nguồn Gốc & Những Câu Chuyện Thú Vị Về Cờ Vua

Cờ vua là bộ môn có lịch sử lâu đời, nó là trò chơi kết hợp giữa trí tuệ và nghệ thuật có từ ngàn năm nay. Trò chơi này hiện nay đã có khá nhiều sự thay đổi so với hình thức đầu tiên. Tuy vậy, trải qua bao nhiêu thế kỉ, cờ vua vẫn được con người chọn là liệt vào một trong bốn bộ môn có thú vui tao nhã và nghệ thuật.

Bạn đã từng nghe nói đến bộ môn cờ Vua? Tôi khá chắc là bạn đã nghe nói đến bộ môn này ở đâu đó rồi. Tại trường học, TV, báo chí, người thân hay từ một người lạ nào. Vậy bạn có biết được lịch sử của cờ vua như thế nào không? Ai là người phát minh ra? hay trước đây nó được chơi như nào không? Hãy cùng tôi điểm qua lịch sử ngắn gọn và khám phá những điều thú vị xung quanh bộ môn cờ vua này nhé.

Nguồn gốc của cờ Vua

Ấn Độ, vào khoảng thế kỉ thứ 6, một quốc gia rộng lớn ở Phương Đông, là trung tâm văn hóa và nghệ thuật thế giới. Ngày nay, đất nước này vẫn khiến chúng ta phải ngạc nhiên và không khỏi kinh ngạc trước những công trình kiến trúc hùng vĩ, nhưng lâu đài lộng lẫy nguy nga tráng lệ, những tượng thần tạc bằng đá, bằng đồng,…rất tinh vi, kĩ xảo.
Và tiền thân của Cờ Vua xuất hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ, đất nước nổi tiếng với điệu múa bụng. Sự ra đời của cờ vua thời điểm đó là trong thời kì của đế chế Gupta, vào khoảng 1500 trước (thế kỉ thứ 6 sau Công Nguyên). Thời đó thì trò chơi cờ Vua được người ta gọi là chaturanga – trò chơi với nhiều loại binh chủng trên một chiến trường bao gồm bộ binh, kị binh, tượng binh và xa binh, nó là tượng trưng cho các tên gọi ngày nay hậu, mã, tượng (tịnh), xe.
Bởi vào thời điểm ấy, Ấn Độ là đất nước đỉnh cao về toán học, của khoa chiêm tinh. Quốc gia này có nhiều nhà thông thái (ngày nay gọi là nhà bác học). Các nhà thông thái thời cổ đại ấy đã cùng nhau sáng tạo ra bộ môn gọi là :Saturanga” tức là trò chơi chiến đấu có tính đối kháng và có 2 bên tham gia. Các quân cờ tượng trưng cho một thế trận với tướng chỉ huy và các binh lính. Đứng phía trước để bảo vệ các tướng chỉ huy và cận thần là những chàng binh lính (quân Tốt), phía dưới là các chàng kị mã với tổ đội voi chiến (Ấn Độ có rất nhiều voi). Bên ngoài cùng sẽ là những chiếc xe lưu động có thể tiến tới quân địch bất kì lúc nào. Xung quanh Vua được bảo vệ bởi các cận thần, giúp người đúng đầu luôn được đảm bảo an toàn.Nguồn gốc của cờ Vua

Cờ Vua được phát triển như thế nào

Với sự xuất hiện vào thế kỉ thứ 6 sau Công Nguyên tại Ấn Độ, sau đó cờ vua ngày càng phổ biến hơn ở các nước châu Á, châu u và các quốc gia hồi giáo khác.
Ở đất nước Ba Tư, tên trò chơi được đọc là chatrang để phù hợp với ngôn ngữ và giọng đọc của địa phương này. Đi đến đâu cờ Vua cũng có những luật lệ riêng và bắt đầu nó được phát triển cao hơn, đặc biệt trong số đó người ta gọi là “Shāh”, cái tên này được gọi khi một quân cờ khác tấn công vào Vua đối phương. “ Shāh māt” được gọi khi Vua bị tấn công và không có cách nào để thoát khỏi vùng nguy hiểm. Chính điểm này đã mang đến cho cờ Vua một luật lệ và cách gọi mới khi vua bị tấn công, là nó cũng được mang đến nhiều vùng đất khác trên thế giới.
Cuộc chinh phục của người Ba Tư khiến cho cờ Vua ngày càng được biết đến nhiều hơn. Các đất nước ở Tây Á là điểm đến tiếp theo của loại trò chơi này. “Shatranj” là cách mà người Tây Á gọi trên bộ môn cờ Vua. Sau đó, người Ma Rốc ở vùng Bắc Phi cũng đổi tên thành shaterej, một cách đọc theo tiếng Tây Ban Nha có thể là acedrez, ajedrez hay aceedre. Khi đến với châu u, cờ Vua sẽ được đọc sao cho phù hợp với từng âm giọng của từng quốc gia như tại Ý là scacchi, tại Pháp (écchecs), hay schack (Thụy Điển)…

Việc mà Cờ Vua du nhập vào các quốc gia trên thế giới đã nâng được số người chơi lên cờ Vua ở mức cao và hình thành được một cộng đồng cờ vua lớn tại từng quốc gia. Vì là có nhiều người chơi nên việc có nhiều những luật lệ mới được phát minh ra để phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa và phong tục tại quốc gia đó. Sau này thì các luật lệ được phát triển mạnh mẽ và được nhiều người đón nhất nhất là tại các quốc gia của Châu u vào thời kì phục hưng, cuối thế kỉ thứ 15.
Ở Ấn Độ thời kì trước, quân Hậu chỉ được đi chéo một ô, quân Tượng (Tịnh) cũng chỉ được di chuyển chéo 2 ô và quân Tốt chưa thể đi liền một lúc 2 ô được. Tuy nhiên, luật phong cấp ở quân Tốt thì đã được hình thành ngay từ giai đoạn này, tất nhiên là nó không phải là luật đầy đủ nhất về việc phong cấp. Khi quân Tốt di chuyển đến cuối bàn cờ, chúng chỉ có thể biến thành quân Hậu chứ không phải bất kì con nào khác. Riêng với Xe, Tượng (tịnh) hay mã thì không có nhiều sự thay đổi về sau này.
Ở châu Âu quân Tốt đã được nâng cấp thêm về khả năng di chuyển của mình, từ di chuyển được một ô, giờ đã có thể nhảy lên 2 ô trong nước đi đầu tiên của quân đó. Chính điều này đã hình thành nên luật ăn Tốt qua đường ( được gọi là en-passant), luật mà ít người chơi hiện nay không biết hoặc không áp dụng luật đó vào bàn cờ của mình. Tiếp đến là Vua, khả năng được di chuyển được 2 ô trong ván cờ 1 lần duy nhất cũng được áp dụng. Hậu cũng đã khác với bản ở Ấn Độ là chỉ đi chéo được một ô thì giờ đây nó tung hoành ngang, dọc, chéo, tuy thế cũng chỉ được có 2 ô.
Vậy tại sao lại có luật cờ vua như hiện nay? Cờ Vua đi qua nhiều nước trên thế giới, nó ngày càng được hoàn thiện và được nhiều người biết tới hơn. Luật cờ vua từ đó mà cũng trở thành một thể thống nhất. Thế nhưng lúc đó 2 quân cờ là Tượng (Tịnh) và Hậu đều chưa phát huy được hết sức mạnh và rất yếu chưa khiến các nước cờ đa dạng và khó lường hơn. Điều này cũng có nguyên nhân cả của nó, bởi vì khi cờ vua du nhập vào châu u, chế độ nữ quyền vẫn chưa được bình đẳng và phụ nữ lúc đó xem như không quan trọng. Quân Tượng cũng chỉ đóng vai trò cố vấn nên sức mạnh cũng chưa thể bằng các kị binh (quân Mã) hay xa binh (quân Xe). Nhưng rồi chế độ đấy cũng đã được gỡ bỏ và người phụ nữ trở nên quan trọng hơn trong cuộc sống, cũng như muốn làm cho Bàn cờ Vua trở nên hoàn thiện. Cuối cùng thì quân Hậu và Tượng cũng đã được thăng cấp, nâng cao giá trị của chúng khi được ngang dọc khắp bàn cờ mà không bị giới hạn khoảng cách ở bởi bất kì ô vuông nào. Và từ việc thăng cấp độ cho quân Hậu và Tượng, quân Tốt được thay đổi để có giá trị hơn trong mỗi lần được phong cấp khi có thể biến thành bất kì quân tướng nào chứ không chỉ đơn thuần là quân Hậu. Hiện nay ở Việt Nam rất ít những bộ Cờ vua cao cấp được chế tác tỉ mỉ, mà thay vào đó toàn là cờ vua nhựa kém chất lượng được nhập khẩu tại công xưởng đồ giả lớn nhất thế giới Trung Quốc.Một số câu chuyện thú vị về sự ra đời của cờ vua

Cờ vua do ai phát minh

Cờ Vua ngày nay đã nổi tiếng khắp thế giới và số lượng người chơi cứ ngày một tăng lên. Nhưng việc chính xác ai đã phát minh ra thì lại là một câu hỏi mà chưa có lời giải xác đáng nhất. Đã có nhiều câu chuyện, truyền thuyết hay các phán đoán và tranh luận về sự ra đời của cờ Vua.
Đến nay thì vẫn chưa ai có câu trả lời thỏa đáng nhất cho bản thân mình và đa số đều nghĩ rằng đó phải là một nhóm người chứ một người thì không thể phát minh ra được cờ vua bởi nó quá phức tạp với nhiều luật lệ. Tất nhiên là giả thuyết là các nhà thông thái vẫn là một đáp án có lẽ là làm hài lòng nhất những người muốn tìm hiểu về lịch sử và sự phát triển theo thời gian của cờ vua.

Cờ vua do ai phát minh

Một số câu chuyện thú vị về sự ra đời của cờ vua

Theo một truyền thuyết xưa có kể về một vị vua độc tài của Ấn Độ Shihram và một nhà thông thái trong vương quốc của ông. Trong câu chuyện này nhà thông thái muốn nói với vua Shihram rằng hãy tầm quan trọng của mọi người dân trong vương quốc của mình. Vì thế, ông đã phát minh ra một trò chơi trong đó gồm Cờ vua, hoàng hậu, hiệp sĩ, giáo sĩ, tháp và binh lính.
Sau khi biết được phát minh này, nhà vua đã cực kì thích thú với trò chơi bởi nó mô phỏng được chính xác được các vai trò của những con người đó trong đời thực nên ông đã ra lệnh cho mọi người trong vương quốc chơi cờ vua. Shihram muốn thưởng cho nhà thông thái như lời cảm tạ đến phát minh của anh ta, anh ta có thể chọn bất cứ số vàng bạc nào mà anh ta muốn, tuy nhiên thì nhà thông thái lại không hề nhận phần thưởng đó. Thay vì nhận phần quà mà vua ban tặng, nhà thông thái lại dẫn vua đi đến bàn cờ và tâu với vua rằng: “Muôn tâu bệ hạ, bàn cờ của hạ thần có 64, xin bệ hạ hãy đặt vào ô thứ nhất một hạt thóc, ô thứ hai gấp đôi hạt thóc ở ô thứ nhất là 2, tiếp tục ở những ô tiếp theo và gấp đôi hạt thóc ở ô trước đến khi nào hạt thóc trải đầy bàn cờ thì thôi.
Tất nhiên là ban đầu nhà vua tưởng nhà thông thái nói đùa và xem như nó là một lời xúc phạm đến vua, nhà vua cũng thấy rằng những hạt thóc nhỏ bé ấy để lấp 64 ô vuông đó thì chả đáng là bao nên ông đã sai người hầu xuống lấy thóc để đáp ứng được mong muốn của nhà thông thái. Và sau một hồi tính toán, quần thần trong vương quốc đều sửng sốt và kinh hãi khi thấy rằng con số đó quá khủng khiếp, nó rơi vào 18 446 744 073 709 551 615 hạt. Lúc này những người hầu truyền đạt lại rằng khối lượng hạt lúa mì trong kho dùng cho nhiệm vụ nhà vua giao là không đủ. Một con số mà nếu qua ra thành thóc thì thóc của cả vương quốc cũng như các nước liên bang cũng không thể đủ.
Đến đây nhà vua cũng đã hiểu ra được thông điệp mà nhà thông thái muốn gửi tới đó là: Giống với một con Tốt trên bàn cờ, bạn cũng không bao giờ được phép đánh giá thấp từ những thứ nhỏ nhất trong cuộc sống. Và rồi ai cũng phải công nhận và thán phục trước tài nghệ, trí tuệ đáng kinh ngạc của ông ấy.
Đấy là một trong những truyền thuyết nổi tiếng được đọc và truyền qua tai nhau nhiều nhất về lịch sử của cờ vua.Lịch sử cờ vua và nguồn gốc môn thể thao trí tuệ

Cờ vua và sự phát triển ở thế kỉ XIX

Chủ nghĩa cổ điển hay là lý thuyết được phát triển mạnh mẽ với tốc độ chóng mặt cho đến giữa thế kỉ thứ 18. Năm 1749, bậc thầy người Pháp Francois-Andre Philidor viết cuốn sách với tựa đề Analyse du jeu des Échecs. Cuốn sách bao gồm cả kiến thức, kinh nghiệm cũ và cả những ý tưởng mới (bao gồm cả cách phòng thủ mang tên ông) với quân Tốt, cách phòng thủ nổi tiếng mang tên Philidor trong trò chơi cờ vua với cách kết thúc bàn cờ với quân Tốt trong tay – một kiến thức về cách kết thúc ván cờ vẫn được nhiều lần tái hiện trong bộ môn cờ vua hiện nay. Một câu nói nổi tiếng của Philidor đã nói trong cuốn sách của mình đó là “Những con Tốt là linh hồn của bàn cờ vua”.
Cờ vua nâng mức độ phổ biến của mình ra toàn thế giới, nhưng vào thế kỉ thứ 19, tiêu chuẩn hóa về luật lệ cũng đã được đưa ra. Trước những năm 1850, các quân cờ không có sự đồng nhất theo một thể nhất định. Năm 1849, tại một xưởng sản xuất đồ chơi Jaques of London đã cho ra mắt một kiểu dáng mới về các quân cờ và người tạo ra nó chính là Nathaniel Cooke. Những quân cờ này đã được xác nhận bởi Howard Staunton, một cao thủ cờ vua người Anh, người thường được coi là kỳ thủ mạnh nhất thế giới tại thời đại của ông từ 1843 đến 1851. Kiểu mẫu này ngay lập tức trở nên phổ biến và được sử dụng trong các giải đấu và ở các câu lạc bộ trên toàn thế giới. Các quân cờ Saunton và các biến thể nhỏ của nó qua nhiều năm nhưng nó vẫn mang hình dáng của các quân cờ của Cooke tạo ra, từ đó đến nay nó vẫn luôn được coi là tiêu chuẩn của các Bộ cờ vua thi đấu.
Thế kỉ thứ XIX cũng đánh dấu sự ra đời của đồng hồ thi đấu trong cờ vua. Trước giờ khi chưa có đồng hồ tiêu chuẩn, một ván cờ vua có thể kéo dài lên tới 14 tiếng liền. Với việc chuẩn hóa các bộ cờ vua và các thiết bị cần thiết phục vụ cho sự chính xác và chuyên nghiệp hơn đã được áp dụng tại tất cả các giải đấu.
Đối với bản thân cờ vua, nó đã được phát triển khá nhiều vào đầu những năm 1800. Các trò chơi nổi tiếng trong khoảng thời gian này là các trò chơi với sự tấn công dồn dập đến từ đối phương nên việc phòng ngự chắc chắn vẫn chưa được biết tới nhiều. Nếu một người chơi không biết hi sinh và dọn dẹp các quân lính xung quanh Vua thì đó là một trò chơi cực kì nhàm chán bởi họ chỉ cố gắng kiểm tra đối thủ của mình bằng cách tấn công dồn dập mang tính bạo lực. Và rồi trong kỉ nguyên của lối chơi tấn công dồn dập cũng đã xuất hiện một người có tên là Paul Morphy, khi anh ta bước vào một trận chiến trên bàn cờ, cách mà anh ta tấn tông từ những ý tưởng mà chỉ có anh ta mới nghĩ ra và áp dụng một cách chuẩn chỉ nhất, đó là hiện thân của lối chơi tấn công lãng mạn và hiếu chiến nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao nhất. Trong chuyến du đấu của mình tại Châu u, Morphy đã đánh bại gần hết nhưng người có tên tuổi nhưng ngoại từ một cái tên Howard Staunton (người đã qua thời kì đỉnh cao và không chấp nhận lời thách đấu của Morphy).Cờ vua và sự phát triển ở thế kỉ XIX

Nhà vô địch cờ vua thế giới đầu tiên

Năm 1886, nhà vô địch thế giới đầu tiên của cờ Vua Wilhelm Steinitz, người chưa từng chơi với Morphy. Với Morphy, anh ta không phải là không nhận lời thách đấu của Steinitz mà do Morphy đã nghỉ thi đấu dài ngày nên việc trở lại nhận lời khiêu chiến từ Steinitz (thời điểm đó đã nổi lên) là không thể.
Lý thuyết mà Steinitz áp dụng trong trò chơi này vẫn được cảm nhận rõ trong thời đại ngày nan, đặc biệt là thái độ trước đối thủ, anh ta toát lên một vẻ ngoài cứng rắn, gai góc, xù xì khiến cho đối phương có cảm giác bị khiêu khích với lối chơi tấn công khó chịu này. Lối chơi này ban đầu không phù hợp với Steinitz và Steinitz cũng chưa có đẳng cấp để là người được chọn ở vị trí này. Tuy nhiên, đến một thời điểm mà mọi người tưởng như anh ta đã đi vào quên lãng thì anh ta đã đứng dậy và chiến đấu mạnh mẽ với việc lấy quân cờ Hậu làm chủ đạo và lối chơi khiêu khích đối thủ để giành chiến thắng.
Wilhelm Steinitz giữ danh hiệu thế giới cho đến năm 1894. Khi Emanuel Lasker đánh bại anh ta (10-5). 3 năm sau, Emanuel Lasker và Steinitz có một trận tái đấu khác, lần này thậm chí còn tệ hơn khi Steinitz bị đánh bại (10-2). Emanuel Lasker, người sau đó giành chức vô địch vào những năm 1914 tại St Peterburg, New York 1924, đây là 2 giải đấu nằm trong top những Giải đấu cờ vua vĩ đại nhất và cách giành chức vô địch gay cấn nhất trong lịch sử mọi thời đại. Anh ta là người giữ danh hiệu này trong 27 năm, cho đến nay, con số 27 là triều đại dài nhất của bất kì nhà vô địch thế giới nào.Nhà vô địch cờ vua thế giới đầu tiên

Những chiến thuật cờ vua của nhân loại lần đầu tiên

Cờ Vua vị trí hay còn được gọi là cờ vua mang đậm lý thuyết chủ nghĩa cổ điển, với cái cách mà Emanuel Lasker và Wilhelm Steinitz đã thể hiện, chiến thuật này ngày càng trở nên phổ biến. Lý thuyết trong cờ vua phổ biến cho đến khoảng những năm 1920 khi mà nó chiếm trung tâm của bàn cờ trong thời gian khai màn cuộc chơi và những con Tốt sẽ là quân cờ tiên phong trong những nước đi đầu tiên. Việc di chuyển quân Tốt một cách thông minh sẽ chiếm được những lợi thế nhỏ về không gian, nơi mà được gọi là những khe hở yên tĩnh mà cả 2 đều thiết lập.
Thời điểm này, định hình được một phong cách thi đấu, áp dụng nó thuần thục để giành chiến thắng trong một giải đấu thôi, bạn sẽ là người được mọi người nhớ tới và phong cách thi đấu đó sẽ còn thành công trong nhiều năm kế tiếp. Sau 27 năm, Lasker cũng đã bị một người Cuba, Jose Raul Capablanca đánh bại để trở thành nhà vô địch thứ 3. Phong thái thi đấu của Capablanca lúc này được coi là chuẩn mực khi nó thể hiện được vị trí làm chủ cuộc chơi với phong thái điềm tĩnh và rõ ràng. Anh ta có xu hướng tránh xa những chiến thuật phức tạp mà thay vào đó sẽ nắm bắt được lợi thế nhỏ mà anh ta khai thác được từ đối thủ. Cách để kết thúc một ván cờ của Jose Raul Capablanca được coi là tuyệt vời với sự ngạc nhiên mà thế giới từng thấy lần đầu tiên. Một lối kết thúc trò chơi mà đến ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cờ vua, cũng tìm thấy rất ít lỗi trong cách vận hành lối chơi đó của Capablanca. Mặc dù vậy, Jose Raul Capablanca chỉ giữ được danh hiệu đó trong 6 năm nhưng anh ấy vẫn được coi là kì thủ xuất sắc nhất mọi thời đại.
Vào những năm 1920, bên cạnh trường phái cổ điển nặng về lý thuyết thì ở những năm sau một trường phái tư tưởng mới được ra đời và nhanh chóng xâm nhập vào bộ môn cờ vua – chủ nghĩa siêu hiện đại. Ý tưởng chính của trường phái này cũng vẫn có một vài điểm giống với cổ điển đó là kiểm soát quân cờ ở những vị trí trung tâm và quân Tốt vẫn là quân để vận hành thế trận tốt nhất trên bàn cờ. Điểm khác biệt ở trong chủ nghĩa siêu hiện đại này đó là cách phòng ngự. Ở những giai đoạn trước đây, cờ vua chủ yếu được chơi bằng lối chơi kiểm soát và tấn công bạo lực mà chưa có cách để phòng thủ những lối chơi đó. Và Alekhine’s Defense (nhà vô địch thế giới thứ 4) đã sử dụng lối chơi này của mình trong suốt giải đấu mà mình tham gia, có lẽ lối chơi tấn công kết hợp với phòng thủ siêu hiện đại là phù hợp nhất với Alekhine’s Defense. Do đó lối chơi này sau đó đã được đặt tên theo tên của nhà vô địch thứ tư, Alexander Alekhine). Mục đích của chiến thuật này là mời quân trắng tiến lên các quân Tốt ở vị trí trung tâm, sau đó quân Đen sẽ tấn công vào những quân Trắng đang ở vị trí trung tâm. Ngày nay, người ta nhắc đến Alekhine không quá ấn tượng với khả năng tấn công của một kì thủ siêu hiện đại, thay vào đó là lối chơi phòng thủ năng động đầu tiên – anh ta có thể giữ chiến thuật này lúc thì bùng nổ, lúc thì lặng lẽ, lúc giữ vị trí ở mức siêu hạng. Ông giữ danh hiệu vô địch thế giới từ năm 1927 cho đến năm 1935, ông không còn giữ được danh hiệu vô địch nữa với sự nổi lên của Max Euwe (ông là một đại kiện tướng cờ vua người Hà Lan, ông là nhà vô địch thế giới thứ 5 và sau này Max Euwe là chủ tịch của Liên đoàn cờ vua thế giới từ 1970 đến 1978). Alekhine sau đó đã thắng trận lượt về vào năm 1937 và giữ đai vô địch đến năm 1946. Không may mắn cho Alekhine, vào năm 1946 ông đã qua đời và là người duy nhất qua đời khi đang giữ đai.Những chiến thuật cờ vua của nhân loại lần đầu tiên

Sự thống trị cờ Vua của Liên Xô trong thế kỉ XX

Từ năm 1927 – 2006, các kì thủ của Liên Xô và Nga lần lượt thống trị và năm giữ các danh hiệu vô địch thế giới. Alekhine, Mikhail Botvinnik, Vassily Smyslov, Mikhail Tal, Tigran Petrosian, Boris Spassky, Anatoly Karpov, Garry Kasparov và Vladimir Kramnik là những nhà vô địch thế giới và tại thời điểm đó Liên Xô và Nga đã chứng minh được sự thống trị duy nhất của mình tại các giải vô địch thế giới trong suốt thế kỉ thứ 20 và đầu thế kỉ 21.
Phong cách cũng như phong thái của các kì thủ này đều có những điểm tương đồng, từ phong cách tấn công trực diện và bao lực của Tal, đến cách kiểm soát cờ theo hướng tấn công của (Karpov, Petrosian, Smyslov, Kramnik) hay khả năng siêu hiện đại kết hợp giữa tấn công và phòng ngự của Alekhine, Botvinnik và Kasparov – đây là một phong cách chơi mà người Nga đã dành tặng cho tất cả thế hệ chơi cờ vua sau này.
Sau Alekhine, Mikhail Botvinnik là nhà vô địch thế giới tiếp theo của Liên Xô vào năm 1948, đây cũng là năm đánh dấu sự xuất hiện đầu tiên của FIDE, hệ thống giám sát các sự kiện vô địch thế giới. Điều đặc biệt tại giải lần này đó là không có nhà vô địch duy nhất bởi 2 người có cùng các chỉ số điểm bằng nhau và một trận đấu phân hạng khi mà không có nhà đương kim vô địch đã diễn ra, đó là 2 trường hợp ngoại lệ của giải đấu đó đồng thời mỗi người sẽ giữ danh hiệu vô địch 1 năm.
Botvinnik được biết đến với phong cách logic và sự năng động trong từng nước cờ của mình, tuy nhiên để thăng hoa với phong cách thi đấu của mình thì phải biết được rằng đối thủ của mình là ai. Và sau đó Botvinnik đã bị mất đai vô địch vào tay Vassily Smyslov năm 1957, nhưng với các quy tắc lúc đó Botvinnik có thể hẹn tái đấu với chính đối thủ của mình Vassily Smyslov. Đến năm 1958, trận tái đấu giữa 2 người diễn ra và kết quả ngược lại so với lần trước khi Botvinnik giành lại chức vô địch. Năm 1960 Botvinnik mất danh hiệu vào tay Mikhail Tal. Lại một lần nữa trong trận tái đấu vào năm 1961, Botvinnik lại giành chiến thắng trước đối thủ mà mình đã thua ở lượt đi. Mãi đến năm 1963, khi mà Botvinnik để thua Tigran Petrosian, nhưng lần này sẽ không có một trận tái đấu nào khác nữa khi FIDE đã thay đổi luật chơi.
Sau thời gian duy trì được vị trí thế giới, Botvinnik đã lùi lại để trở thành huấn luyện viên, Botvinnik có lẽ được coi là huấn luyện viên cờ vua hay nhất mọi thời đại. Anh ấy đã huấn luyện Karpov, Kasparov và Kramnik lần lượt trở thành người Nga vô địch tại các giải đấu cờ vua thế giới, một thành tích mà chưa ai một ai có thể đạt tới ở vị trí Huấn luyện viên. Botvinnik cũng là một nhà khoa học máy tính và ông cũng là cha đẻ của bộ môn cờ vua trên máy tính.
Tigran Petrosian trở thành nhà vô địch thế giới thứ 9 của lịch sử cờ vua thế giới sau khi đánh bại Botvinik năm 1963. Anh ấy chơi theo phong cách kiểm soát giữ vị trí và đã bảo vệ được danh hiệu vô địch của mình vào năm 1966 sau khi đánh bại Boris Spassky. Sau đó 3 năm, Spassky lại giành chiến thắng trong vòng loại và đối đầu với Petrosian để giành danh hiệu thứ 2 vào năm 1969 và cũng là nhà vô địch thứ 10 trong lịch sử cờ vua vô địch thế giới. Anh ấy đã giữ danh hiệu này trong 3 năm trước khi để thua trước Bobby Fischer trong một trận đấu năm trong top 10 những trận đấu vĩ đại nhất mọi thời đại.
Bobby Fischer, người Mỹ đầu tiên sinh ra ở Hoa Kỳ giành được danh hiệu thế giới và là một trong những nhân vật cờ vua bí ẩn nhất mọi thời đại. Kì thủ duy nhất có thể phá vỡ bức tượng đài cờ vua của Liên Xô ngày ấy bằng việc xác lập chuỗi 6 trận thắng tại giải tranh đấu dành cho các ứng cử viên. Vài tháng sau đó, anh ấy lại làm điều tương tự với Bent Larsen, 6 trận thắng liên tiếp. Hai thành tựu này chưa từng có trong lịch sử cờ Vua của Liên Xô và Nga nói riêng.Sự thống trị cờ Vua của Liên Xô trong thế kỉ XX
Năm 1972, Fischer và Spassky đã để lại một trận đấu làm say đắm lòng người ngay cả với những người không am hiểu về lĩnh vực cờ vua. Đơn thuần ở giải đấu ở Iceland không chỉ được coi là giải vô địch cờ vua thế giới được mong chờ nhất mọi thời đại mà ở giải này các nhánh đấu được phân chia cũng mang những thù hằn về chính trị lớn giữa các quốc gia. Với Mỹ và Liên Xô, vấn đề không chỉ nằm ở việc chống lại chiến tranh Lạnh mà còn giành tranh giành quyền tối cao của bộ môn cờ vua. Fischer đã vô cùng khó khăn trong trận chiến khốc liệt này khi để thua ngay ở ván đầu tiên bằng một sai lầm rất sơ đẳng, may là trận đấu đó kết thúc với tỷ số hòa. Sau đó Fischer từ chối chơi ván cờ thứ 2 bởi anh ta nhận thấy rằng những vấn đề mà mình đang gặp phải xung quanh trận đấu của mình. Spassky bắt đầu trận đấu với tỷ số 2-0 và đưa Fischer vào thế buộc phải vùng dậy. Chính điều này đã thôi thúc Fischer trở lại đúng lúc và tạo ra cuộc lội ngược dòng vĩ đại nhất mọi thời đại của môn thể thao trí tuệ này. Cuối cùng thì Fischer cũng đã lên ngôi vô địch và xóa tan mọi hoài nghi hướng về anh cũng như được biết tới là người duy nhất trên thế giới phá được đế chế thống trị bộ môn cờ Vua của Liên Xô.
Thật tiếc cho lịch sử cờ vua thế giới, 3 năm sau Fischer đã từ chối bảo vệ danh hiệu vô địch của mình do những yêu cầu nghe có vẻ vô lý từ anh mà FIDE (Liên đoàn cờ vua thế giới) không thể chấp nhận, và rồi anh đã phải bỏ trống danh hiệu vô địch vào năm đó. Fischer bỗng mất khỏi bản đồ cờ vua những năm sau đó. Đến tận năm 1992, anh mới tái xuất trở lại và gặp lại chính bại tướng của mình năm xưa là Boris Spassky. Một lần nữa Fischer lại mất tích sau trận thắng trước đối thủ này, từ đó không còn ai thấy anh xuất hiện với cương vị của một kì thủ hay là Huấn luyện viên nữa. Sự biến mất bất ngờ của Fischer trong làng cờ vua vẫn để lại nhiều dấu hỏi cho lần xuất hiện đột ngột ngắn ngủi kia và sự biến mất mãi mãi.
Từ một thú chơi tưởng như đơn giản, cờ Vua dần phát triển thành bộ môn thể thao mang trí thông minh, sáng tạo và chiến thuật của con người. Thời gian đã lọc những gì được coi là tinh túy nhất của bộ môn cờ Vua này ở lại ngày hôm nay. Trong những thời kì mà cờ Vua đi qua, đã có biết bao nhiêu môn thể thao mang tính trí tuệ, nhưng rồi có môn thể thao đến, có môn thể thao rơi vào quên lãng và cũng có môn ở lại được với nhân loại. Riêng với cờ Vua thì khác hẳn, trải qua hàng ngàn năm kể từ ngày nó ra đời, nó không bị mai một hàng ngày mà ngược lại nó ngày càng được phát triển mạnh mẽ hơn theo thời gian và được mở rộng ra khắp châu lục. Ngày nay khi con người ngày càng văn minh thì cũng là lúc cờ bước vào thời điểm hoàng kim của mình. Và dù là cờ Tướng hay cờ Vua thì sự tồn tại của nó là mãi mãi.

Hotline
Zalo
Messenger